Trượt đại học đi đâu? Đây là câu hỏi của ít nhất hơn nửa triệu phụ
huynh học sinh có con em dưới điểm sàn đại học năm 2012 và còn rất nhiều
trường hợp khác mặc dù có đủ điểm sàn nhưng vẫn không vào được trường
đại học như mong muốn.
Và nhiều gia đình đã lựa chọn con đường du học Nhật Bản cho con em mình. Vậy đây là lối thoát hay cơ hội cho các em?
Đây là quan niệm của rất nhiều người trước đây khi nhắc tới việc du
học. Đã đi du học thì phải rất giỏi, nhận học bổng hoặc rất kém không
còn “đất học” tại Việt Nam. Tuy nhiên, với điều kiện tài chính ngày càng
cao của các gia đình Việt Nam và mong muốn đầu tư cho con em mình môi
trường học tập tốt nhất để có tương lai nghề nghiệp bền vững và môi
trường để thể hiện năng lực bản thân, khái niệm “du học” đã trở nên quá
quen thuộc.
Thực tế hiện nay, với áp lực của nền giáo dục trong nước và nhìn nhận
về cơ hội phát triển, nhiều gia đình đã định hướng cho con du học ngay
từ khi còn học cấp 2, cấp 3 và một số lượng không nhỏ các em mặc dù đỗ
đại học song vẫn quyết định đi du học.
Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), hiện nay
đang có khoảng 90% du học sinh đi học bằng kinh phí tự túc. Con số này
đã tăng gấp 10 so với 10 năm trước, và được dự đoán còn tiếp tục gia
tăng.
Nhiều phụ huynh quan niệm như vậy khi thấy con em gia đình khác phải
chi tới hàng trăm triệu tiền học phí 1 năm. Nhưng thực ra, chi phí du
học phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm chọn trường, chọn khu vực sống,
và có được việc làm thêm. Thực chất, gia đình chỉ cần chuẩn bị một lượng
tiền dành cho chi phí học trong 6 tháng ban đầu. Những năm tiếp theo,
khi du học sinh đã có công việc làm thêm, mức lương của các em kiếm được
hoàn toàn có thể trang trải được tiền học phí, phí sinh hoạt và thuê
nhà hàng tháng. Do vậy, tính ra số tiền dành cho việc đi du học Nhật
Bản chỉ ngang tầm so với chi phí đầu tư học 4 năm tại trường Đại học ở
Việt Nam
Học tại Việt Nam và du học: Đâu là chìa khóa thành công?
Học sinh ngày nay có rất nhiều cơ hội để học tập và thành tài. Suy
nghĩ theo lẽ thường, cơ hội đầu tiên là đỗ đại học tại Việt Nam, nếu
không đỗ nhưng có điểm trên sàn thì có thể học các chương trình liên kết
quốc tế, trường tư thục, dưới điểm sàn thì đi học trung cấp, cao đẳng
hoặc nghề nào đó; còn một bộ phận không nhỏ đã lựa chọn con đường du học
ngay cả khi là thủ khoa đại học, đỗ đại học, trên điểm sàn hay dưới
điểm sàn. Mỗi gia đình chọn 1 hướng đi cho con em mình với mục tiêu cuối
cùng là ra trường có việc làm tốt, hội nhập tốt với cuộc sống nghề
nghiệp, xã hội. Nhưng dường như hiện đang xảy ra nghịch lý giáo dục tại
Việt Nam.
Nhóm các em trên điểm sàn hoặc dưới điểm sàn đi du học mất 1,5- 2 năm
học tiếng Nhật + 3-4 năm đại học sau khi ra trường có thể tìm kiếm cơ
hội ở lại làm việc hoặc về Việt Nam với vốn tiếng Nhật thành thạo, bằng
cấp quốc tế, kinh nghiệm và tư duy nghề nghiệp tốt.
Còn nhóm các em đỗ đại học được hưởng nền giáo dục đang được đánh giá
là nhiều bất cập trong nước: lớp học đông, giảng đường, cơ sở vật chất
thì thiếu, chương trình chưa theo kịp thực tế xã hội. Những em động lực
tốt, cố gắng thì vượt qua hoàn cảnh thì ra trường lập nghiệp tốt, nhưng
phần lớn còn lại sau 4 năm đại học, loay hoay với lý thuyết, và chật vật
với việc tìm việc, và khả năng nhanh nhạy trong công việc là không cao.
Trong khi đầu ra của các cơ sở đào tạo trong nước chưa đáp ứng được
nhu cầu của các nhà tuyển dụng cả về chuyên môn và ngoại ngữ, đặc biệt
là các doanh nghiệp, tổ chức Nhật Bản tại Việt Nam thì nguồn lực đi du
học về đã thể hiện được vai trò của mình đối với công việc cần có năng
lực thật sự. Đặc biệt là các công việc trong các ngành liên quan đến
công nghệ thông tin, chế tạo máy, môi trường và kinh tế, các công ty
Nhật Bản trong nước thường ưu tiên hồ sơ của những ứng cử viên là du học
sinh về nước hơn.