Hiển thị các bài đăng có nhãn du học nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du học nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Khách biệt giữa sinh viên trong nước với du học sinh nước ngoài

Khách biệt giữa sinh viên trong nước với du học sinh nước ngoài

Khi bước vào học Đại học, nhiều sinh viên Việt Nam nghĩ rằng cứ chịu khó học hành thì khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn, không hề biết được chất lượng đào tạo của trường mình đang học ra sao, có đáp ứng được những gì mình cần để sau khi ra trường là có thể bắt tay vào làm việc tại một công ty nào đó mà không cần ai phải chỉ dẫn nữa không?. Đó là nỗi băn khoăn lớn mà hầu hết sinh viên mới ra trường đều phải bận tâm. ...
Song các doanh nghiệp Việt Nam, khi họ tuyển dụng một nhân sự để vào vị trí tương xứng với một người chuyên ngành thật sự vào làm, để trả mức thu nhập xứng đáng, điều này không hề dễ dàng. Yếu tố chuyên ngành và trải nghiệm mà doanh nghiệp nào cũng cần đến để sử dụng lao động, bên cạnh những kỹ năng cần thiết, Lời khuyên từ các doanh nghiệp đó là các bạn hãy tâm huyết với nghề mình đang làm trước khi quyết định nộp hồ sơ xin việc.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản như sau:

Sinh viên Việt Nam mới ra trường                  Sinh viên Nhật Bản mới ra trường

22% Đáp ứng được yêu cầu công việc               65% Đáp ứng được yêu cầu công việc
           54% Yêu việc làm                                            96% Yêu việc làm
         71% Phải qua đào tạo                                     11% Phải qua đào tạo


Qua bản thống kê trên, cho thấy sinh viên Việt Nam mới ra trường còn hạn hẹp về kiến thức, không hiệu quả như mong muốn và lúng túng khi xử lý cũng như kỹ năng tiếp cận việc làm chính thức.

Điều này cũng hiển nhiên, vì hiện tại chúng ta nhìn nhận được rằng giáo dục Việt Nam chưa mang tính chất chiều sâu và rộng để người học nắm bắt một cách đúng đắng hơn.

Như vậy các bạn hãy có một cách nhìn đúng đắng, quyết định theo học những nơi đào tạo tốt hơn cho sự nghiệp và tương lai chính bản thân nhé.


Nguồn: www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Thành quả đạt được từ du học Nhật Bản

Thành quả đạt được từ du học Nhật Bản

du hoc nhat ban

Du học là một trong những giải pháp tốt cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân. Hãy cùng Công ty Hiền Quang điểm thử một số lợi ích chính khi bạn đi du hoc Nhat ban, trải nghiệm trong một phong cách, một nền văn hóa đặc trưng như Nhật Bản nhé!

Thái độ nghiêm túc:

Rất nhiều trong số du học sinh du học Nhật Bản của chúng tôi trước khi sang Nhật là những học sinh mà trong học bạ của các bạn trang nào cũng có dòng “Thiếu nghiêm túc, mất trật tự trong giờ!” Nhưng khi sang Nhật du học một thời gian, các bạn đã trở thành những con người chín chắn, giao tiếp rất lịch sự, có chừng mực, được mọi người xung quanh yêu quý.

Làm việc có trách nhiệm:
Ngoài thời gian học, các bạn phần lớn đều đi làm thêm để có thể trang trải học phí và sinh hoạt phí. Người Nhật rất coi trọng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Làm việc trong một công ty Nhật bạn học được rất nhiều đức tính tốt như làm việc có trách nhiệm, cẩn thận và chi tiết.

Kỷ luật tốt:

Ở Nhật ko có khái niệm “Muộn 1 phút” hay “Muộn 5 phút”. Muộn là muộn ko phân biệt muộn bao lâu. Bạn sẽ thấy điều đó ngay từ tuần đầu hay tháng đầu học tập ở Nhật. Người Nhật cực kỳ dị ứng với việc muộn giờ hay thất hứa. Chính vì vậy bạn nên để ý điều này khi sống và học tập ở Nhật. Kỷ luật tốt chính là một trong những sức mạnh tạo nên nước Nhật kiên cường như hiện nay.

Tiền bạc:

Điều này thì khỏi phải bàn cãi. Du học Nhật vừa học vừa làm kiếm tiền ở Nhật thực sự không quá khó, nếu bạn muốn du học Nhật Bản vừa học vừa làm thêm để ngoài việc trang trải việc học và sống ở Nhật còn có thêm “chút ít” gửi về giúp đỡ gia đình thì Nhật Bản chính là nơi lý tưởng để bạn thực hiện mong muốn đó. Trung bình 1 du học sinh ngoài mục đích học tập ra còn thêm mục đích kiếm tiền thì có thể để dành ra ít nhất 350 man (~1 tỉ VND) sau 2 năm học.

Sự tự tin:

Trong lớp học của bạn, ngoài Việt Nam ra còn có nhiều du học sinh đến từ các nước khác trên thế giới, việc giao lưu với những du học sinh này khiến cho sự tự tin của bạn được nâng cao. Bạn sẽ không còn cảm thấy bối rối khi đứng trước đông người hay nói chuyện với người nước ngoài nữa. Bạn sẽ dần trở thành 1 công dân toàn cầu.

Ngôn ngữ:

thành quả du học nhật bảnVới khoảng từ 1 đến 2 năm học tiếng Nhật ngay tại nước sở tại, chắc chắn các kỹ năng tiếng của bạn sẽ hơn hẳn phần lớn những học sinh học 4 năm tại các trường ngoại ngữ ở Việt Nam.
Việc này trước mắt sẽ giúp bạn dễ dàng sống và làm việc tiếp tại Nhật, sau là khi trở về nước mặt bằng lương cho những người sử dụng tiếng Nhật thành thạo như bạn sẽ cao hơn hẳn so với những người cùng trình độ nhưng không có tiếng Nhật.

Kiến thức:

Nhật bản là đất nước có khoa học kỹ thuật phát triển ở mức hàng đầu thế giới. Ngay cả việc sử dụng thành thạo tất cả những công cụ hay những máy móc trợ giúp hàng ngày cũng đã khiến bạn trở thành con người rành về công nghệ rồi. Nếu như bạn còn là du học sinh học về kỹ thuật và công nghệ ở đây nữa thì đúng là không có gì để bàn nữa.

Được tôn trọng:

Đây là điều quan trọng nhất mà bạn đã đang và sẽ đi du hoc Nhat cần để tâm. Trong 100 bạn du học Nhật Bản về nước thì có đến 90 bạn được nhận làm bởi những công ty lớn. Bằng cấp của bạn ở Nhật được đánh giá rất cao.






Những thủ túc cần biết khi đến Nhật Bản du học

Những thủ túc cần biết khi đến Nhật Bản du học

Nhiều bạn sẽ có thắc mắc về thủ tục khi lưu trú tại Nhật. Công Ty Du Học Hiền Quang sẽ viết bài để các bạn tham khảo và đỡ bỡ ngỡ trước hàng loạt thủ tục khi lưu trú tại Nhật Bản.

Đối với những bạn đã và đang có ý định du học Nhật Bản, một điều kiện rất cần thiết mà các bạn du học sinh cần chú ý đó là những thủ tục về tư cách lưu trú tại Nhật. Các thủ tục lưu trú tạiNhật bao gồm : Chọn Quốc tịch, Xin vĩnh trú lấy quốc tịch Nhật, Giấy phép tái nhập cảnh, Xin phép hoạt động ngoài tư cách…. 

  Ðối với người có quốc tịch ngoại quốc và quốc tịch Nhật (Jukokuseki = Nhiều quốc tịch) phải chọn lấy một trước khi được 22 tuổi.
  Nếu có 2 quốc tịch, sau khi 20 tuổi thì phải chọn lấy 1 trong vòng 2 năm.
  Trang Web của bộ tư pháp: http://www.moj.go.jp
 

Nếu muốn ở Nhật vĩnh viễn, Bạn cần phải xin vào vĩnh trú hay xin lấy quốc tịch Nhật.

hinh mui ten mau doGiấy phép vĩnh trú.
   Nếu xin được Eiju Kyoka = Giấy phép vĩnh tú, thì dù mang quốc tịch ngoại quốc Bạn có thể ở lại Nhật vĩnh viễn. Nếu muốn vào vĩnh trú, xin liên lạc với sở nhập quốc địa phương.
Osaka Nyukoku Kanrikyoku Kobe Shikyo = Sở nhập quốc Osaka chi nhánh Kobe
078-391-6377

hinh mui ten mau doKika = Lấy quốc tịch Nhật
   Kika có nghĩa là người nước ngoài bỏ quốc tịch hiện nay để xin lấy quốc tịch Nhật. Muốn lấy được quốc tịch Nhật cần phải được bộ trưởng bộ tư pháp chấp thuận. Nếu muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc với sở tư pháp địa phương.
  Tên được đăng ký bằng chữ Kanji, Hiragana hay Katakana
   Kobe Chiho Homukyoku = Sở tư pháp địa phương Kobe 078-392-1821

  Khi người ngoại quốc cư trú ở Nhật tạm thời rời Nhật và sẽ trở lại thì trước khi xuất cảnh phải đến sở nhập quốc xin Sainyukoku Kyokasho = Giấy phép tái nhập quốc thì khỏi phải xin thị thực khi trở lại.

  Giấy phép này thường thì chỉ dùng 1 lần nhưng đối với những người thường đi đi về về có thể xin loại dùng nhiều lần. Muốn được cấp giấy phép tái nhập quốc phải tốn tiền. Giấy phép dùng 1 lần và dùng nhiều lần lệ phí khác nhau.
 
hinh mui ten mau do Hồ sơ cần thiết
Tùy theo tư cách cư trú và tình trạng cư trú mà hồ sơ cần phải nộp khác nhau. Chi tiết, xin hỏi tại sở nhập quốc ở đó.


hinh mui ten mau do Khi muốn xin phép hoạt động ngoài tư cách
Khi muốn làm việc ngoài tư cách lưu trú để có thêm thu nhập, phải xin phép ở sở nhập quốc.
Ví dụ: Du học sinh nhưng muốn đi làm thêm.v.v….

hinh mui ten mau do Hồ sơ cần thiết
Tùy theo tư cách cư trú và tình trạng cư trú mà hồ sơ cần phải nộp khác nhau. Chi tiết, xin hỏi ở sở nhập quốc ở đó.

  Khi sinh con tại Nhật mà bé không có quốc tịch Nhật nhưng muốn ởù lại Nhật thì phải làm thủ tục xin lấy tư cách lưu trú tại sở nhập quốc trong vòng 30 ngày sau khi sanh. Nhưng nếu rời khỏi Nhật trước 60 ngày thì khỏi cần làm thủ tục này. Nếu chưa có hộ chiếu cũng phải đi xin.
Ví dụ: Vợ chồng người ngoại quốc sanh con.


hinh mui ten mau do Khi muốn gia hạn thời hạn lưu trú
Nếu muốn gia hạn thời hạn lưu trú, trước khi mãn thời hạn lưu trú cũ Bạn cần phải xin gia hạn tại sở nhập quốc nơi cư trú. Nếu được chấp thuận phải trả tiền thủ tục.
Sau khi nhận đơn, nhân viên sở nhập quốc sẽ điều tra và sẽ gởi giấy báo được hay không cho Bạn. Nếu bộ trưởng bộ tư pháp thấy có lý do thích đáng sẽ chấp thuận cho gia hạn.

hinh mui ten mau do Hồ sơ cần thiết
Tùy theo tư cách cư trú và tình trạng cư trú mà hồ sơ cần phải nộp khác nhau. Chi tiết, xin hỏi ở sở nhập quốc ở đó.

hinh mui ten mau do Khi muốn thay đổi tư cách lưu trú
Nếu muốn đổi tư cách lưu trú, Bạn phải làm đơn xin đổi tại sở nhập quốc nơi cư trú (nếu được chấp thuận phải trả tiền thủ tục)
Ví dụ: Sang du học nhưng sau khi tốt nghiệp có việc làm tại Nhật nên muốn ở lại, kết hôn với người Nhật.v.v

Người có quốc tịch ngoại quốc khi vào Nhật, tư cách cư trú và thời hạn cư trú của mỗi người được chính phủ Nhật quyết định và ghi trên hộ chiếu. Nếu hoạt động ngoài tư cách cư trú hay muốn gia hạn ở lại thêm thì cần phải làm thủ tục. Nếu không tuân giữ quy luật này, có thể sẽ bị phạt hay trục xuất về nước.

hinh mui ten mau doZairyu Shikaku = Tư cách cư trú
Tư cách cư trú là tư cách khi muốn vào Nhật do nhân viên kiểm soát nhập quốc cấp tùy theo mục đích nhập quốc hay mục đích cư trú. Có tất cả 27 loại. Người ngoại quốc có thể hoạt động trong phạm vi của tư cách đó.

hinh mui ten mau doZairyu Kikan = Thời hạn lưu trú
Thời hạn lưu trú được quyết định tùy theo tư cách lưu trú. Người ngoại quốc có thể sống ở Nhật nếu còn trong thời hạn đó. Không được lưu trú tại Nhật quá thời hạn đã được cấp.
Gaikokujin Zairyu Sogo Infomeshon Senta = Trung tâm thông tin tổng hợp lưu trú cho người ngoại quốc Kobe 078-326-5141
Osaka 06-6774-3409 hay 06-6774-3410



Tìm hiểu thêm: du học nhật bản

Du học Nhật Bản - Điều kiện học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

Du học Nhật Bản - Điều kiện học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

www.duhocnhatbanaz.edu.vn

Du học Nhật Bản - Điều kiện học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ

Thời gian qua Công Ty Hiền Quang nhận được rất nhiều thư từ những bạn có nguyện vọng đi du học tại Nhật Bản, trong đó có hệ Cao học. Để cung cấp thêm thông tin cho các bạn chúng tôi xin tóm tắt chương trình Cao học và tùy theo từng trường việc nhập học có khác nhau nhưng thường phải đáp ứng những điều kiện sau.

1.   Điều kiện học Thạc Sĩ:
*   Tốt nghiệp đại học hoặc có học lực tương đương
*   Hoàn thành chương trình giáo dục 16 năm ở nước ngoài
*   Hoàn thành chương trình giáo dục 15 năm ở nước ngoài, và được công nhận có đủ học trình để tốt nghiệp với số điểm xuất sắc.
*   Được công nhận có năng lực học vấn tương đương cử nhân bậc đại học trở lên, được qua vòng xét tuyển, và độ tuổi từ 22 tuổi trở lên.

2.  Điều kiện học Tiến Sĩ:
*   Có bằng thạc sĩ hoặc có học lực tương đương tại Nhật Bản
*   Có chứng nhận học lực tương đương với bằng thạc sĩ được cấp ở nước ngoài
*   Được công nhận có năng lực học vấn tương đương thạc sĩ trở lên, qua vòng xét tuyển và có độ tuổi từ 24 tuổi trở lên.

Đối với các ngành học hệ Tiến Sĩ như  (Y khoa, Nha khoa, Dược khoa, Thú y)
*   Hoàn thành chương trình học 6 năm đại học Y khoa, nha khoa, dược khoa, thú y
*   Học đại học ít nhất 4 năm và được công nhận là có đủ học trình với số điểm xuất sắc
*   Hoàn thành chương trình giáo dục 18 năm ở nước ngoài, và được công nhận có đủ học trình để tốt nghiệp với số điểm xuất sắc.

A.   Hồ sơ cho học hệ Thạc Sĩ và Tiến Sĩ
1.    Đơn xin nhập học (Mẫu đơn của nhà trường)
2.    Sơ yếu lý lịch
3.    Giấy chứng nhận tốt nghiệp đại học (hoặc thời gian dự định sẽ tốt nghiệp)
4.    Giấy chứng nhận tốt nghiệp Thạc sĩ (hoặc thời gian dự định tốt nghiệp) (trường hợp thi vào tiến sĩ)
5.    Bảng điểm của trường theo học gần đây nhất
6.    Giấy giới thiệu của hiệu trưởng, trưởng khoa hoặc giáo sư hướng dẫn
7.    Luận văn tốt nghiệp đại học và bản tóm tắt nội dung của luận văn đó
8.    Giấy khám sức khỏe
9.    Ảnh
10.    Thẻ đăng ký ngoại kiều (Trường hợp sinh viên song tại Nhật Bản)
11.    Những giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh

B.  Tham gia kỳ thi nhập học:

1.    Xét tuyển hồ sơ
2.    Kiểm tra học lực (tổ chức tại trường đại học)
3.    Phỏng vấn
4.    Viết báo cáo, tự luận
5.    Thi vấn đáp liên quan đến chuyên ngành

Thường thì kỳ thi được tổ chức trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, cũng có trường tổ chức thi từ tháng 2 đến tháng 3. Có một số trường có “Hệ Cao Học Nghiệp Vụ” dành riêng cho công chức, viên chức đào tạo để trở thành người lãnh đạo trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, có trình độ chuyên môn cao. Tiêu biểu là các khóa cao học liên quan tới luật pháp và kiểm toán.

C.  Tốt nghiệp hoàn thành khóa học:
+ Nghiên cứu sinh khoa Luật sẽ là tiến sĩ Luật (chuyên nghành)
+ Khóa học tiến sĩ của nghành Y khoa, nha khoa, dược khoa, thú y sau khi hoàn thành xong 6 năm học bậc đại học thì phải học thêm 4 năm nữa.

D.   Nghiên cứu sinh

Nghiên cứu sinh là sinh viên không chính quy.
-    Không lấy học trình mà chỉ nghiên cứu trong một thời gian ngắn.
-    Là những du học sinh ngắn hạn trong khuôn khổ trao đổi sinh viên giữa các trường đại học
-    Làm nghiên cứu sinh để chuẩn bị học cao học (1) (có một số trường chỉ xét tuyển hồ sơ rồi cho nhập học)

    Để nhận được Visa “du học” nghiên cứu sinh phải lên lớp ít nhất 10 tiết mỗi tuần. Nếu khoa yêu cầu bạn tìm giáo sư hướng dẫn, để đáp ứng điều kiện cần thiết này bạn phải thu nhập thông tin từ những nghiên cứu sinh tại nước Nhật, các cựu lưu học sinh, các tạp chí khoa học và sách giới thiệu về trường, hoặc có thể tìm trên trang web mỗi khoa sau đại học hoặc ReaD (Cơ sở dữ liệu về hoạt đông nghiên cứu và phát triển). Hoặc tìm trong cuốn danh sách chi tiết chuyên về các chuyên gia nghiên cứu của hiệu sách Kinokuni. Một số giáo sư có trang web riêng về khoa mà họ đang giảng dạy. Bạn có thể nhờ trường giới thiệu giáo sư hướng dẫn. Trong trường hợp bạn liên hệ được với giáo sư thì bạn phải gửi cho giáo sư xem những gì bạn đã nghiên cứu, dự định nghiên cứu trong tương lai, nếu có điều kiện bạn nên gửi kèm thư giới thiệu của giáo sư mà bạn đang theo học tại nước mình. Vì chưa gặp bạn bao giờ nên giáo sư không thể chấp nhận bạn ngay trong lần gửi thư đầu tiên. Bạn nên liên hệ với giáo sư không thể chấp nhận bạn ngay trong lần gửi thư đầu tiên. Bạn nên liên hệ với giáo sư thật nhiều lần và thể hiện lòng nhiệt tình quyết tâm của mình.